Chuyên Khoa Điều Trị và Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt - Since 1999

Mở cửa từ 8h - 19h30

Từ T2 - CN

Trang chủ

Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu?

Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu?

Khi niềng răng, bên cạnh sự quyết tâm thì việc trang bị cho mình những kiến thức nha khoa là vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý dễ dàng những vấn đề mình mắc phải trong quá trình niềng răng. Một trong những vấn đề mà hiện nay nhiều bạn gặp phải trong quá trình niềng răng đó là niềng răng bị chảy máu. Vậy niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của nha khoa Trang Dung để có được câu trả lời chi tiết nhé!

Niềng răng là gì? – Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu?

Niềng răng là quá trình sử dụng các khí cụ nha khoa gắn vào răng để điều chỉnh vị trí của răng trên cung hàm. Quá trình này được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa để cải thiện các tình trạng lệch lạc về răng hàm như răng hô, răng móm, răng khấp khểnh, răng thưa,… từ đó đem lại một hàm răng đều, một nụ cười đẹp và giúp khuôn mặt trở nên hài hoà hơn.

niềng răng bị chảy máu
niềng răng bị chảy máu

>>> Xem thêm: Niềng răng có tác dụng gì?

Niềng răng bị chảy máu có dấu hiệu gì? – Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu?

Chảy máu là một tình trạng phổ biến khi niềng răng, bởi trong giai đoạn này răng di chuyển nhiều nên răng và nướu tương đối yếu. Việc chảy máu thường xảy ra ở vùng môi, má và chân răng. Thông thường, chảy máu khi niềng răng là tạm thời và không đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải chảy máu nghiêm trọng, kéo dài hoặc không thể kiểm soát được, bạn nên liên hệ với bác sĩ nha khoa của mình để được tư vấn và kiểm tra lại.

>>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài sắt là gì? Ưu và nhược điểm

Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu?

Do khí cụ niềng răng

Trong giai đoạn đầu niềng răng, khoang miệng chưa thích nghi được với các khí cụ niềng, nên có thể làm người đeo cảm thấy không thoải mái, thường gặp phải các vấn đề như vướng víu và tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Điều này gây ra tình trạng chảy máu và tổn thương môi má trong quá trình đeo mắc cài niềng răng. Đặc biệt là những tình huống dây cung thừa sau khi răng “chạy” có nguy cơ đâm vào má gây niềng răng bị chảy máu.

Do viêm lợi

Viêm lợi có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi niềng răng mắc cài. Viêm lợi là tình trạng viêm nhiễm của nướu, thường do sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng. Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng và đúng cách, vi khuẩn và mảng bám có thể tích tụ và gây viêm lợi.

Khi niềng răng mắc cài, vi khuẩn và mảng bám có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Viêm lợi làm nướu trở nên sưng, đỏ và làm niềng răng bị chảy máu dễ dàng hơn.

niềng răng bị chảy máu
niềng răng bị chảy máu

Do bị thiếu dinh dưỡng

Thông qua việc niềng răng, dây cung và móc cài gắn vào răng có thể gây ra một số cảm giác không thoải mái ban đầu, bao gồm khó vệ sinh răng miệng, khó ăn nhai và đau nhức răng. Đau nhức răng trong quá trình niềng răng có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, điều này có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và gây ra các vấn đề như chán ăn, mất cân đối dinh dưỡng khi niềng răng.

Khi bị thiếu dinh dưỡng, bạn có thể thiếu vitamin C, một chất có có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen để nuôi các mạch máu trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng chảy máu lợi.

Do nguyên nhân khác

  1. Thay đổi nôi tiết tố: Thay đổi nội tiết là một trong số những nguyên nhân có thể làm tăng khả năng tình trạng niềng răng bị chảy máu. Các thay đổi nội tiết trong cơ thể, như tăng hormone trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh, có thể làm tăng dòng máu đến nướu và gây chảy máu.
  2. Bệnh lý nội sinh: Các bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu, và cả ung thư máu có thể gây ra tình trạng niềng răng bị chảy máu. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách và lấy cao răng thường xuyên không thể khắc phục được chảy máu nếu nó là do các vấn đề nội sinh. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng chảy máu chân răng có liên quan đến bệnh toàn thân, nên thăm bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe toàn diện và tư vấn điều trị phù hợp.
  3. Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu có thể gây ra tình trạng niềng răng bị chảy máu. Các thuốc như aspirin, warfarin, clopidogrel và các loại thuốc khác có tác dụng làm giảm đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, nên thông báo cho bác sĩ nha khoa của bạn. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc đề xuất các biện pháp phòng ngừa để giảm tình trạng chảy máu chân răng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Cách khắc phục tình trạng niềng răng bị chảy máu – Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu?

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng, đặc biệt là trong trường hợp đeo niềng răng. Dưới đây là một số lời khuyên để vệ sinh răng miệng hiệu quả khi niềng răng, giảm được tình trạng niềng răng bị chảy máu:

  1. Chải răng đúng cách: Sử dụng một bàn chải mềm và chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đảm bảo chải kỹ từng mặt răng, bao gồm cả phía trên, phía dưới, và các bề mặt ngoài và trong của niềng răng. Đặc biệt chú ý vệ sinh chân niềng răng và dây cung, nơi thức ăn dễ dàng bám vào. Hãy chắc chắn chải răng nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến niềng răng.
  2. Sử dụng một loại kem đánh răng chứa fluoride: Fluoride giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự hình thành các vết sâu răng. Hãy chọn một loại kem đánh răng chứa fluoride và chăm sóc răng miệng hàng ngày.
  3. Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa công cụ quan trọng để làm sạch các vùng khó tiếp cận như kẽ răng. Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ mảnh thức ăn và mảng bám.
niềng răng bị chảy máu
niềng răng bị chảy máu
  1. Rửa miệng hàng ngày: Sử dụng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn để rửa miệng hàng ngày. Nước súc miệng giúp giảm vi khuẩn gây hôi miệng và hỗ trợ trong việc duy trì vệ sinh răng miệng tổng thể.
  2. Hạn chế đồ ăn ngọt và các loại đồ uống có gas: Đồ ăn ngọt và các loại đồ uống có gas có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn và đồ uống này để giữ cho răng khỏe mạnh.

Xây dựng thực đơn khoa học

Một trong những nguyên nhân gây tình trạng niềng răng bị chảy máu là đến từ thói quen ăn uống không đủ chất. Thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây chảy máu chân răng và ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn duy trì chế độ ăn uống đủ chất:

  1. Chọn thực phẩm mềm: Đối với những người gặp khó khăn khi nhai, hãy chọn những thực phẩm mềm và dễ ăn như cháo, súp, canh, thịt nhuyễn, cá hấp, hoặc các loại thực phẩm nghiền nhuyễn.
  2. Sử dụng máy xay: Sử dụng máy xay để làm nhuyễn thực phẩm như rau củ, thịt, cá, hoặc trái cây. Bạn có thể tạo ra các món cháo, súp, sinh tố đầy đủ dinh dưỡng từ những nguyên liệu này.
  3. Tăng cường nước uống: Uống đủ nước để đảm bảo cơ thể không bị mất nước, giúp miệng không bị khô.
  4. Chia nhỏ khẩu phần ăn: Thay vì ăn ít một lần, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng ăn nhai mà không bị áp lực khi niềng răng.
  5. Thay đổi kiểu chế biến thực phẩm: Nếu có thể, thử thay đổi kiểu chế biến thực phẩm để làm cho chúng dễ nhai hơn. Ví dụ, hấp, nấu hoặc xào thực phẩm để giảm đi độ cứng và độ dai.

Lựa chọn nha khoa uy tín

Lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín và tin cậy là rất quan trọng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn và hiệu quả, đặc biệt là để có thể giảm được tình trạng niềng răng bị chảy máu.

>>> Xem thêm: Địa chỉ niềng răng uy tín Hà Nội

Kết luận – Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu?

Niềng răng bị chảy máu là tình trạng khi niêm mạc trong miệng bị chảy máu trong quá trình niềng răng. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu như chải răng quá mạnh, viêm nhiễm nướu, tác động vật lý và các vấn đề khác. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chăm sóc răng miệng bằng cách chải răng nhẹ nhàng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn. Hạn chế tác động vật lý bằng cách tránh nhai thức ăn cứng và tránh tác động mạnh vào vùng niêm mạc miệng.

Nếu trong quá trình niềng răng, tình trạng chảy máu cứ kéo dài, bạn nên đến các nha khoa uy tín để được các bác sĩ nha khoa thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, từ đó đảm bảo được quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.

Hình ảnh khách hàng tại nha khoa Trang Dung
Hình ảnh khách hàng tại nha khoa Trang Dung

Thông Tin Liên Hệ Nha Khoa Trang Dung – Địa chỉ khám răng uy tín ở Hà Nội:

Cơ sở 1: 3B Trần Hưng Đạo, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội – Răng hàm mặt trần hưng đạo

Cơ sở 2: 3K Trần Hưng Đạo, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: https://nhakhoatrangdung.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoatrangdung/

Hotline: 0888.155.000 – 02439.711.023 – 02439.721.784

Email: [email protected]

89 / 100

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

[Quý khách vui lòng điền thông tin vào ô bên dưới, hoặc liên hệ chúng tôi qua số Hotline 0888.155.000 (có Zalo) để được tư vấn]
Đặt lịch tư vấn