Chuyên Khoa Điều Trị và Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt - Since 1999

Mở cửa từ 8h - 19h30

Từ T2 - CN

Trang chủ

Cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má là gì?

Cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má là gì?

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha được sử dụng phổ biến để điều chỉnh vị trí của răng trên cung hàm. Trong quá trình niềng răng, các khí cụ như mắc cài, dây cung và dây thun được sử dụng để tạo lực tác động lên răng, giúp thay đổi vị trí của chúng theo hướng mong muốn. Trong các khí cụ niềng răng, khí cụ mà được lắp vào các rãnh mắc cài trên bề mặt của răng và có nhiệm vụ tạo lực kéo đó chính là dây cung.

Dây cung được điều chỉnh và thay đổi định kỳ để tạo áp lực liên tục lên răng, đẩy chúng dần dần di chuyển và định hình lại cung hàm. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng dây cung có thể gây ra một số tình huống không thoải mái, như việc dây cung đâm vào má. Vậy khi dây cung niềng răng đâm vào má có nguy hiểm không? Xử lý ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Dây cung niềng răng đâm vào má có nguyên nhân từ đâu?

  • Khi đeo niềng răng mắc cài, lực kéo từ dây cung sẽ tác động lên răng, đẩy chúng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Trong quá trình di chuyển này, có thể có phần dư của đầu dây cung nằm trong vùng trong cùng của khoang miệng, gần má. Nếu không cắt gọn kịp thời, dây cung có thể đâm vào má và gây tổn thương cho niêm mạc bên trong khoang miệng.
  • Trong quá trình điều chỉnh răng, tay nghề của bác sĩ nha khoa là rất quan trọng. Việc kiểm tra, siết và cắt dây cung phải được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác để tránh tình trạng dư hoặc bung dây cung. Do đó mà nếu trong quá trình này, bác sĩ nha khoa kiểm tra không kỹ, không cắt sát, bẻ gọn dây cung cho bệnh nhân, thì có thể sẽ xảy ra tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má.
  • Đứt dây cung hoặc bung dây cung có thể xảy ra ở đối tượng là trẻ nhỏ, bởi lứa tuổi này có xu hướng nghịch ngợm và chạy nhảy. Khi trẻ chạy nhảy hoặc sử dụng các vật cứng tác động vào hệ thống mắc cài, dây cung sẽ bị đứt hoặc bung ra, vô tình va chạm vào khoang miệng gây tổn thương, chảy máu.
  • Ngoài ra có một số hoạt động như ăn uống hoặc hoạt động quá mạnh có thể làm dây cung niềng răng đâm vào má. Ví dụ, khi bạn cắn vào thức ăn cứng hoặc khi bạn chơi thể thao mà không đeo bảo vệ cho răng miệng. Bên cạnh đó, có một nguyên nhân khác nữa đó là phản ứng dị dứng. Khi bị dị ứng với vật liệu niềng răng, khoang miệng của một số người có thể xuất hiện viêm nhiễm hoặc sưng nướu, điều này cũng có thể là dây cung niềng răng bị bung ra, làm dây cung niềng răng đâm vào má.
dây cung niềng răng đâm vào má
dây cung niềng răng đâm vào má

>>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Lợi ích của niềng răng mắc cài kim loại

Dây cung niềng răng đâm vào má có nguy hiểm không?

Hiện tượng dây cung niềng răng đâm vào má có thể xảy ra trong quá trình đeo niềng răng. Tùy thuộc vào mức độ tác động, việc dây cung đâm vào má có thể xảy ra một số tình trạng ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng khác nhau.

  • Trường hợp nhẹ: khi dây cung niềng răng đâm vào má, bạn có thể cảm thấy khó chịu và đau rát. Điều này có thể gây ra khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Thường thì cảm giác này sẽ giảm dần khi cơ thể quen dần với niềng răng và không gây ra những vấn đề lớn.
  • Trong trường hợp nặng hơn: dây cung niềng răng đâm vào má có thể gây chảy máu hoặc lở loét mô mềm. Trong trường hợp này, nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây nhiễm trùng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng bị tổn thương.
dây cung niềng răng đâm vào má
dây cung niềng răng đâm vào má

Thực chất dây cung niềng răng đâm vào má không gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe, nhưng nó có thể gây khó chịu và tạo ra một số ảnh hưởng nhất định trong quá trình niềng răng. Nếu bạn gặp phải hiện tượng này và cảm thấy khó chịu hoặc đau rát, nên liên hệ với bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài sắt là gì? Ưu và nhược điểm

Cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má

Khi gặp trường hợp dây cung đâm vào má mà không thể đến gặp bác sĩ nha khoa trong thời gian sớm nhất, bạn có thể thực hiện các cách sau để xử lý tình huống:

Dùng sáp nha khoa

Sáp nha khoa là một lựa chọn phổ biến để giảm tổn thương và khắc phục tình trạng dây cung đâm vào má. Sáp nha khoa thường được làm từ chất liệu mềm dẻo, nhưng đủ đàn hồi để tạo ra một lớp lót giữa dây cung và các mô mềm trong miệng, điều này giúp làm giảm lực ma sát của dây cung, từ đó giảm được cảm giác đau đớn và tổn thương khi dây cung va chạm vào các mô mềm nhạy cảm trong miệng.

Để sử dụng sáp nha khoa, bạn tham khảo các bước dưới đây:

  1. Bước 1: Rửa tay sạch sẽ và loại bỏ mảng bám, thức ăn băng cách vệ sinh răng miệng kỹ.
  2. Bước 2: Sau khi làm khô môi, mắc cài, dây cung, bạn lấy 1 lượng nhỏ sáp nha khoa khoảng bằng hạt đậu và dùng tay vo sáp thành viên bi mịn. 
  3. Bước 3: Đặt sáp đã viên thành bi lên đầu ngón tay và đưa vào vị trí ở đầu dây cung, sau đó ấn nhẹ để cố định sáp.
  4. Bước 4: Trước khi ăn bạn có thể gỡ bỏ viên sáp cũ và thay sáp mới bằng cách lặp lại các bước ở trên.
dây cung niềng răng đâm vào má
dây cung niềng răng đâm vào má

Dùng gel nha đam hoặc thuốc tê

  1. Khi bị đau rát vùng niêm mạc trong khoang miệng khi bị dây cung niềng răng đâm vào má có thể dùng nha để bôi lên vị trí đau rát đó, vì nha đam có tính mát và cũng có khả năng kháng vi khuẩn và kháng viêm, giúp làm dịu vết thương và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
  2. Ngoài ra, bạn có thể đến nhà thuốc mua gel bôi lên vết thương trong khoang miệng như Orajel hoặc Anbesol, bạn có thể bôi lên vết thương từ 3 – 4 lần/ngày. Lưu ý trước khi bôi, bạn cần rửa tay và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Dùng nước muối ấm

Muối có khả năng kháng vi khuẩn nhờ tính chất khá tương đồng với nước biển. Việc súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm sạch vết thương nhỏ, giảm viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng như đau rát khi dây cung niềng răng đâm vào má. Bạn có thể khuấy đều nửa thìa muối với nước ấm để súc miệng, việc này sẽ miệng bạn dễ chịu hơn và loại bỏ một số vi khuẩn và vi sinh vật gây hại trong khoang miệng.

Dụng cụ sửa dây cung

Bạn có thể tận dụng các dụng cụ ngay tại nhà như bút chì, nhíp để sửa dây cung khi dây cung bị bung hoặc bị trượt ra khỏi mắc cài. Trước khi sử dụng các dụng cụ này, điều lưu ý là bạn cần làm sạch chúng bằng dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập được vào khoang miệng.

Đối với bút chì, bạn dung phần đầu tẩy của bút để đẩy nhẹ dây cung dư thừa ra và uốn cong lại, tránh cho dây cung tiếp tục đâm vào má. Còn đói với nhíp, bạn dùng để đẩy phần cung bị bung về đúng vị trí ban đầu hoặc để bẻ cong phần dây cung bị thừa ở phía trong.

>>> Xem thêm: Sáp nha khoa là gì? Sử dụng sáp nha khoa trong niềng răng

Cách hạn chế dây cung niềng răng đâm vào má

  • Việc lựa chọn một nha khoa uy tín và có đội ngũ bác sĩ chuyên về niềng răng là rất quan trọng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả, trong đó tránh được tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má. Bạn nên tìm hiểu về sự uy tín của nha khoa, kinh nghiệm của bác sĩ và xem xét các đánh giá từ khách hàng trước đó.
  • Lịch tái khám định kỳ cũng rất quan trọng để bác sĩ có thể theo dõi tiến trình niềng răng của bạn và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra, bao gồm cả tình trạng dây cung đâm vào má. Bạn nên tuân thủ các lịch tái khám định kỳ và cần chia sẻ những sự cố, khó khăn mà bạn gặp phải trong quá trình niềng răng với bác sĩ nha khoa, để từ đó bác sĩ có thể điều chỉnh và điều trị kịp thời, giảm thiểu được rủi ro và đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra êm ái và an toàn hơn.
  • Ngoài ra, bạn cần tuân thủ mọi chỉ dẫn và hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc và duy trì niềng răng của bạn. Điều này bao gồm việc giữ vệ sinh răng miệng và không nhai những thức ăn cứng hoặc những vật cứng có thể gây ra sự va chạm và đâm vào má.

>>> Xem thêm: Địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín ở Hà Nội

Kết luận – Cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má là gì?

Tóm lại, trong quá trình niềng răng, việc dây cung niềng răng đâm vào má là một trong những tình huống thường gặp và thường không gây nguy hiểm nếu bạn tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ và có cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Điều quan trọng là bạn nên tìm đến các nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ chất lượng để tham khám, tư vấn và thực hiện tiến trình niềng răng, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều rủi ro trong quá trình niềng răng của mình sau này, trong đó có cả tình trạng bị dây cung đâm vào má.

nha khoa Trang Dung - địa chỉ nha khoa uy tín
Nha khoa Trang Dung – địa chỉ nha khoa uy tín

Thông Tin Liên Hệ Nha Khoa Trang Dung – Địa chỉ khám răng uy tín ở Hà Nội:

Cơ sở 1: 3B Trần Hưng Đạo, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội – Răng hàm mặt trần hưng đạo

Cơ sở 2: 3K Trần Hưng Đạo, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: https://nhakhoatrangdung.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoatrangdung/

Hotline: 0888.155.000 – 02439.711.023 – 02439.721.784

Email: [email protected]

89 / 100

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888155000
Liên hệ